Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

236 Lượt xem

Kiểu dáng công nghiệp hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Theo Luật sở hữu trí tuệ, đăng ký thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam cụ thể như sau:

1.Các trường hợp được quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Tổ chức, cá nhân hoặc Doanh nghiệp có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp khi thực hiện đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc hoặc thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

Trong trường hợp doanh nghiệp cùng với tổ chức, cá nhân khác tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý. Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một bước quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi sáng tạo và thương hiệu, đồng thời tăng cường uy tín. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí trực tuyến, việc hợp tác với nhà cái uy tín có thể giúp bảo vệ và xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả.

2. Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Để được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đối tượng đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, có tính mới: tức là kiểu dáng công nghiệp có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp khác đã bộc lộ, công khai ở bất kỳ nơi nào trong nước hoặc trên thế giới trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Thứ hai, có tính sáng tạo: tức là căn cứ vào các kiểu dáng đã được bộc lộ, công khai trước, kiểu dáng công nghiệp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp: có thể hiểu là kiểu dáng công nghiệp có khả năng dùng mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Tổ chức, cá  nhân, doanh nghiệp  muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên phải nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ với Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

3. Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm:

3.1. Hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiêp:

  1. Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  2. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
  3. Bộ ảnh chụp/Bản vẽ;
  4. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho cá nhânhoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
  5. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  6. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  7. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

*Đối với trường hợp kiểu dáng công nghiệp thuộc sở hữu chung của nhiều cá nhân tổ chức thì cần lưu ý:

Văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung, do đó, khi làm Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì nên đánh dấu ” X” vào nội dung yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ đối với các chủ đơn khác để Cục sở hữu trí tuệ vừa cấp văn bằng bảo hộ cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn vừa cấp phó văn bằng bảo hộ cho những người thuộc sở hữu chung khác.

Trường hợp, khi làm hồ sơ đăng ký cấp văn bằng bảo hộ không yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ cho những chủ sở hữu khác thì các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp phó bản văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với điều kiện phải nộp lệ phí cấp phó bản. (Phó bản văn bằng bảo hộ này có giá trị tương đương với văn bằng bảo hộ)

Để yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp (là các chủ sở hữu chung khác) cần phải chuẩn bị các tài liệu sau đây:

  1. Tờ khai cấp phó bản văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp
  2. Bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trùng với mẫu nhãn hiệu, bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trong văn bằng bảo hộ gốc.
  3. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho cá nhânhoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp  cho tổ chức (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
  4. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

3.2 Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký bảo hộ:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
  • Công bố đơn:Công bố đơn;
  • Thẩm định nội dung:06 tháng từ ngày công bố đơn.

MỌI CHI TIẾT LIÊN HỆ: 

Hotline:0904.709.798

Email: nguyetluatsu@gmail.com

Địa chỉ : 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Bài trước
Bài kế tiếp