Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

324 Lượt xem

Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Luật đầu tư năm 2020 có liệu lực thi hành ngày 1.1.2021,  đã ban hành nhiều quy định mới liên quan đến thủ tục đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo đó các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại VN theo nhiều hình thức khác nhau và Việt Nam có rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Với mong muốn hỗ trợ tốt nhất thủ tục pháp lý, thuế cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, các Luật sư và chuyên viên tư vấn của Tuvanluatviet.com.vn hướng dẫn chi tiết thủ tục đầu tư nước ngoài, thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

1. Hình thức đầu tư:

Nhà đầu tư nước ngoài có thể vào Việt Nam để thực hiện dự án theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Liên doanh với đối tác của Việt Nam để thành lập Công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc Công ty Cổ phần,.. cũng có thể hợp tác theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; mua lại phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra, còn có thể đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT, và thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác Công – tư (PPP) đối với các lĩnh vực hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

2. Thẩm quyền cấp phép:

Bộ kế hoạch đầu tư hoặc Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp các tỉnh/ thành phố tùy thuộc vào quy mô đầu tư.

3. Thủ tục cụ thể:

Với mỗi loại hình đầu tư khác nhau, Luật Đầu tư 2020 quy định trình tự thủ tục và hồ sơ khác nhau, cụ thể:

3.1. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn thủ tục Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các nhà đầu tư được cấp Văn bản thông báo chấp thuận việc góp vốn đó.

3.2.Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN)

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế thì các nhà đầu tư phải thực hiện các bước sau:

Bước1: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan cấp phép sẽ đánh giá tính hợp pháp và tính khả thi của Dự án đầu tư trên các cơ sở sau đây:

Khung pháp lý bao gồm các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, Luật đầu tư của Việt Nam, Luật Doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp luật chuyên ngành khác cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nơi Công ty mới dự kiến đặt trụ sở.

Khả năng tài chính, dự kiến về vốn đầu tư mà Khách hàng sẽ đầu tư vào Dự án đầu tư, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

Bước2:Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần thiết phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh.

Pháp luật quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan cấp phép sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 3: Xin giấy phép con

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa tại Việt Nam, thì phải xin Giấy phép Xin giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tại Bộ Công thương.

Ngoài ra đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư nước ngoài cũng phải xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề có điều kiện.

3.3. Đầu tư theo hình thức Hợp đồng: BPP, BCC, BOT…

–  Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

– Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

–  Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật đầu tư.

–  Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

4. Một số lưu ý:

–  Các Dự án đầu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay vì Giấy chứng nhận đầu tư trước đây.

– Công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ vẫn có giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trước kia giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy phép kinh doanh.

– Giấy phép đăng ký kinh doanh đồng thời sẽ là giấy chứng nhận mã số thuế, doanh nghiệp sẽ không được cấp Giấy chứng nhận mã số thuế như trước đây.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi.!

MỌI CHI TIẾT LIÊN HỆ: 

Hotline:0904.709.798

Email: nguyetluatsu@gmail.com

Địa chỉ : 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Bài trước
Bài kế tiếp