Bảo hộ phần mềm máy tính

223 Lượt xem

Theo định nghĩa tại Khoản 1 Điều 22 của Luật sở hữu trí tuệ: “Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”. Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ quy định bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính

1. Phần mềm máy tính được bảo hộ như thế nào?

1.1. Việc bảo hộ phần mềm máy tính sẽ có nhưng đặc điểm như sau:

Tác giả, chủ sở hữu của quyền tác giả sẽ được bảo hộ đầy đủ các quyền nhân thân, quyền tài sản được quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính của mình.

Phần mềm máy tính được bảo hộ phải mang tính nguyên gốc và thể hiện sự sáng tạo của chủ sở hữu;

Được bảo hộ theo cơ chế tự động mà không cần bắt buộc phải thực hiện bất cứ thủ tục nào;

Không mang tính tuyệt đối, bởi lẽ đối với các phần mềm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng phần mềm của người khác nếu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của phần mềm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Trong ngữ cảnh công nghệ và giải trí trực tuyến, việc hợp tác với nhà cái trực tuyến có thể là một cách hiệu quả để tận dụng và phát triển sự đa dạng trong lĩnh vực giải trí cũng như bảo vệ quyền lợi và thương hiệu.

1.2. Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả qua đời:

Về nguyên tắc là vậy, nhưng thực tế nếu doanh nghiệp không thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan nhà nước ghi nhận quyền tác giả của mình đối với phần mềm máy tính, thì khi có tranh chấp xảy ra, sẽ rất khó để chứng minh quyền tác giả, đặc biệt là với tư cách pháp nhân.

Chi tiết xin liên hệ các Luật sư của Tuvanluatviet.com.vn để được giải đáp và tư vấn

2. Thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính: 

Theo pháp luật Việt Nam, Doanh nghiệp là chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần mềm máy tính có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thông qua hình thức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Việc đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính được thực hiện theo trình tự thủ tục Đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Nếu hồ sơ là hợp lệ và phần mềm máy tính đảm bảo đủ điều kiện để được bảo hộ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận sở hữu quyền tác giả.

Theo Luật quốc tế, Tại Khoản 1 điều 10 Hiệp định TRIPS và điều 4 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT) nêu rõ phần mềm máy tính được bảo hộ như một tác phẩm văn học theo điều 2 của Công ước Berne.

Hiệp ước hợp tác về sáng chế (Patent Coorporation Treaty – PCT) tại quy tắc 39/67 (vi) cho phép loại trừ CTMT được cấp patent (Bằng sáng chế).

Điều 52 Công ước châu Âu về sáng chế (European Patent Convention – EPC) loại trừ khả năng CTMT được cấp patent. Nhưng vào năm 1985, Văn phòng sáng chế châu Âu (European Patent Office – EPO) lại đề nghị loại bỏ hạn chế đã được nêu tại điều 52 EPC, nhiều tổ chức phần mềm miễn phí đã phản đối đề nghị này của EPO.

Như vậy, bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính vẫn là quy định  phổ biến trong nhiều điều ước quốc tế và luật của nhiều quốc gia.

MỌI CHI TIẾT LIÊN HỆ: 

Hotline:0904.709.798

Email: nguyetluatsu@gmail.com

Địa chỉ : 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Bài trước
Bài kế tiếp